Lịch sử Activision

Thời kỳ đầu

Trước khi có sự xuất hiện của Activision, game trên hệ console thường được phát hành độc quyền bởi nhà sản xuất hệ máy mà các game được thiết kế. Ví dụ, Atari là hãng phát hành duy nhất game cho hệ máy Atari 2600. Điều này đặc biệt bất công với các nhà phát triển tạo ra game đó, họ không nhận được bất cứ nguồn tiền thưởng nào cho các game bán chạy, và cũng không nhận được chút danh tiếng nào. Điều này dẫn đến nhiều nhà lập trình bỏ việc làm game. Activision trở thành hãng phát hành thứ ba đầu tiên phát hành game cho hệ console.

Công ty ban đầu được sáng lập bởi cựu giám đốc điều hành trong ngành âm nhạc Jim Levy, nhà đầu tư mạo hiểm Richard Muchmore, và các cựu lập trình viên của Atari-David Crane, Larry Kaplan, Alan Miller và Bob Whitehead. Chính sách của Atari lúc bấy giờ là không công bố các đóng góp cá nhân của những người sáng tạo nên game; Levy đã có một phương pháp tiếp cận mới là ghi công trạng và quảng bá tên tuổi các nhà làm game cùng với bản thân game. Các bước thực hiện điều này bao gồm việc dành một trang ghi tên các nhà phát triển trong phần hướng dẫn game, và thách thức người chơi gửi điểm số cao nhất (thường là một bức ảnh nhưng cũng có khi là một chữ cái) để có thể nhận được thêm một phần chơi nhỏ. Cách tiếp cận này đã giúp công ty mới thành lập thu hút các tài năng có kinh nghiệm. Crane, Kaplan, Levy, Miller, và Whitehead nhận được giải "First Penguin" (sau này có tên "The Pioneer Award") của lễ trao giải hằng năm Game Developers Choice vào năm 2003, để công nhận thành tựu này.

Bắt đầu với 4 nhà lập trình, vậy mà bốn cái tên này đã tạo nên hơn một nửa số băng chơi game bán chạy của Atari vào thời đó. Vì một hành động pháp lý mà không thể giải quyết được giữa Atari và Activision cho tới năm 1982, và xu thế giảm của thị trường các hệ máy console, Activision tách ra, sản xuất các thương hiệu game cho máy tính để bàn, và mua lại các hãng phát triển nhỏ hơn.

Vào năm 1982, Activision phát hành Pitfall!, game được nhiều người coi như là game platform (game đơn giản, không cốt truyện, điều khiển nhân vật di chuyển tránh chướng ngại vật) đầu tiên và cũng là tựa game bán chạy nhất cho hệ máy Atari 2600. Pitfall! là một thành công to lớn cho công ty và các nhà phát triển. Do thành công này, rất nhiều bản sao của game đã được giới thiệu, bao gồm cả bản sao cho game arcade(hệ máy chơi game dùng tiền xu). Điều này cũng là bản lề cho toàn bộ thể loại game platform mà đã trở thành thể loại thống trị trong suốt những năm 80.

Vào 13/6/1986, Activision sáp nhập với hãng Infocom (hãng tiên phong trong các game phiêu lưu bằng văn bản) đang trong giai đoạn sắp đóng cửa. Jim Levy là một người rất hâm mộ các tựa game của Infocom và muốn 2 công ty tiếp tục sáp nhập. Khoảng 6 tháng sau "đám cưới với Info", Bruce Davis lên vị trí tổng giám đốc của Activision. Davis là người đã phản đối việc sáp nhập ngay từ đầu và đã xử lý nặng tay với studio này. Cuối cùng vào năm 1989, sau vài năm thua lỗ, Activision đã đóng cửa các studio của Infocom ở Cambridge, Massachusetts và chỉ đề nghị nhận lại có 11 trên 26 nhân viên cũ chuyển về trụ sở của Activision ở Thung lũng Silicon. 5 người trong số họ chấp nhận lời đề nghị.

Vào năm 1988, Activision bắt đầu quan tâm tới các loại phần mềm khác ngoài game, như là các ứng dụng kinh doanh. Kết quả là Activision thay đổi tên của mình thành Mediagenic nhằm mục đích có một cái tên có thể giới thiệu ra thế giới lĩnh vực hoạt động của hãng. Dưới sự nắm giữ của tập đoàn Mediagenic, Activision tiếp tục xuất bản các game cho các hệ máy khác nhau, đáng chú ý là các hệ máy Nintendo Entertainment System, Sega Master System, Atari 7800, Atari ST, Commodore 64Amiga.

Activision mới

Sau một bản án nhiều triệu USD về thiệt hại cho một sự vi phạm bằng sáng chế, trong đó có cả hành vi xâm phạm đã được xác định trong nhiều năm trước từ thời kỳ Levy, một tập đoàn Mediagenic tài chính suy yếu đã được điều hành bởi một nhóm nhà đầu tư dẫn dắt bởi Robert Kotick. Sau khi tiếp quản công ty, ban quản lý mới nộp đơn tái cơ cấu theo Chương 11 của luật pháp mỹ về vấn đề phá sản. Vào thời kỳ tái cơ cấu, hãng đã sáp nhập Mediagenic với The Disc Company. Trong khi sáp nhập từ sự phá sản, Mediagenic tiếp tục phát triển các game cho máy tính cá nhân với hệ console, và tiếp tục thực hiện chiến lược mua lại. Sau thời kỳ cải tổ toàn diện này, Mediagenic chính thức đổi lại tên thành Activision vào tháng 12/1992 và trở thành một phần của Delaware Corporation (trước đó là California Corporation). Ở thời điểm đó, Activision chuyển trụ sở chính từ Mountain View ở thung lũng Silicon tới Santa MonicaNam California. Activision quyết định từ đó sẽ chỉ tập trung duy nhất vào video game.

Vào năm 1991, Activision gói trọn 20 game trong quá khứ của Infocom thành bộ sư tập trên một đĩa CD-ROM gọi là The Lost Treasures of Infocom, nhưng không có các feelies nổi tiếng của Infocom. Thành công của bộ sưu tập này dẫn đến năm 1992 hãng lại xuất bản thêm 11 game nữa của Infocom với tựa The Lost Treasures of Infocom II.

Activision đã phát hành game hành động góc nhìn người thứ nhất MechWarrior vào năm 1989, dựa trên trò chơi BattleTech một trò chơi pen-and-pencil (hay Paper-and-pencil)(game chiến thuật dùng giấy và bút để chơi) của hãng FASA. Activision phát hành phần tiếp theo MechWarrior 2 vào năm 1995 sau 2 năm trì hoãn và đấu tranh trong nội bộ. Bởi vì sự trì hoãn này, FASA quyết định không gia hạn hợp đồng cấp phép của họ với Activision. Để đáp lại, Activision phát hành vài tựa game mang tên hơi giống với cái tên MechWarrior 2, mà không xâm phạm thỏa thuận cấp phép với FASA. Các game này bao gồm: NetMech, MechWarrior 2: Ghost Bears Legacy, MechWarrior 2: Mercenaries. Toàn bộ dòng game MechWarrior 2 thu về hơn 70 triệu USD doanh số bán ra.

Activision cũng mua giấy phép cho một game pen-and-paper-based khác, Heavy Gear, vào năm 1997. Game đã được đón nhận bởi các nhà phê bình, với điểm đánh giá trung bình 81.46% trên trang gamerankings.com và được coi như là game hay nhất trong các game cùng thể loại trên GameSpot trong thời điểm đó. Engine game Mechwarrior 2 cũng được sử dụng trong vài game tiếp theo của Activision, bao gồm game Interstate '76 năm 1997 và Battlezone năm 1998.

Quá trình mua lại và quan hệ đối tác

NămMua lại
1997Raven Software thỏa thuận độc quyền phát hành với Activision và sau đó được Activion mua lại hoàn toàn. Mối quan hệ này đã cho ra đời các game:Hexen II, Heretic II, Soldier of Fortune, Soldier of Fortune II: Double HelixQuake 4. Cùng năm đó, Activision mua lại CentreSoft Ltd., (một nhà phân phối độc lập ở Anh) và NBG Distribution (nhà phân phối ở Đức).
1998Pandemic Studios thành lập với vốn đầu tư ban đầu của Activision. Hai game đầu tiên của studio Pandemic, Battlezone II: Combat CommanderDark Reign 2, đều là các bản tiếp theo các tựa game nguyên bản của Activision. Cùng năm đó, Activision cũng ký thỏa thuận với Marvel Entertainment, Head Game Publishing, Disney Interactive, LucasArts Entertainment và CD Contact Data.
1999Activision mua lại Neversoft, nổi tiếng với game trượt ván Tony Hawk. Cùng năm, Activision mua lại Expert Software (hãng làm Home Design 3D).
2000Activision đã đầu tư vốn cổ phần trong Gray Matter Interactive, để phát triển bản tiếp theo Wolfenstein 3D của id Software.
2001Activision mua lại từ Columbia Pictures bản quyền phim Spider-Man (để làm game). Cũng trong năm đó, Activision mua studio Treyarch.
2002Activision đầu tư vốn cổ phần trong Infinity Ward, một studio mới được thành lập gồm 22 nhân viễn đã từng phát triểnMedal of Honor: Allied Assault. Cưối năm đó, Activision mua lại Z-Axis Ltd. (studio sản xuất game Dave Mirra Freestyle BMX) và tập đoàn Luxoflux.
2003Activision và DreamWorks SKG ký một thỏa thuận phát hành bao gồm nhiều khoản trong nhiều năm. Và, Activision cũng hình thành một mối quan hệ với Valve và mua cả Infinity Ward (phát triển thương hiệu Call of Duty) và hãng phát triển phần mềm Shaba Games.

Activision và Sega đã cùng thỏa thuận phát hành ở Mỹ các phiên bản cho máy tính cá nhân của một số game, đặc biệt là Sonic Adventure DX: Director's Cut.

Activision, cùng với một số game khác, đã bị điều tra bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đối với thực tiễn kế toán của hãng, cụ thể là việc sử dụng "tái dự phòng" để cho ra các kết quả kế toán tốt đẹp hàng quý.

2004Hãng đánh dấu 27 năm thành lập, và nói rằng hãng đã đạt được thu nhập kỷ lục và năm thứ mười hai liên tiếp có doanh thu tăng trưởng.
2005Activision mua lại ShaderWorks, mua lại các nhà phát triển game Vicarious Visions, Toys For BobBeenox.
2006Activision đảm bảo giấy phép làm game dựa trên hình tượng thế giới của James Bond từ hãng Metro-Goldwyn-Mayer. Một thỏa thuận độc quyền giữa 2 hãng bắt đầu từ tháng 9/2007 với game đầu tiên của Activision sẽ được phát hành vào tháng 5/2008 phát triển bởi Treyarch, BeenoxVicarious Visions. Cũng vào năm 2006, Activision mua lại nhà phát hành RedOctane, Inc. (phát hành thương hiệu Guitar Hero).
2007Activision mua lại Bizarre Creations.
2007Activision mua lại công ty đa công nghệ Demonware của Ailen.
2008Sáp nhập với Vivendi (hãng sở hữu Blizzard) để trở thành Activision Blizzard.
2008Activision mua lại studio FreeStyleGames của Anh.
2009Activision mua lại nhà phát triển ở LosAngeles 7 Studios
2010Đối tác với Bungie.

Sáp nhập với Vivendi

Tháng 12/2007, có thông báo rằng Activision có thể sẽ hợp nhất với Vivendi Games, tập đoàn sở hữu hãng phát triển và phát hành game nổi tiếng Blizzard, và quá trình hợp nhất sẽ kết thúc vào tháng 6/2008. Hãng mới sáp nhập này sẽ có tên Activision Blizzard và lãnh đạo bởi cựu Tổng giám đốc của Activision là Robert Kotick. Vivendi sẽ là hãng nắm giữ cổ phần lớn nhất trong tập đoàn mới này. Giá trị của Activision Blizzard ước tính khoảng 18,9 tỉ USD, hơn cả Electronic Arts với giá trị khoảng 14.1 tỉ USD.

Phát triển sau sáp nhập

Sledgehammer Games được sáng lập vào 17/11/2009 bởi Glen Schofield và Michael Condrey, hai cựu nhân viên của Visceral Games (là công ty con của EA).

Sledgehammer Games có một trang web nhỏ vào 8/12/2009 với thông tin cơ bản về đội ngũ phát triển, vị trí trụ sở, và tuyển nhân viên. Hai trang web chuyên game Kotaku và Gamasutra đã đề nghị sẽ đầu tư vào game tiếp theo của studio. Game đầu tay của Sledgehammer Games dự định sẽ là phiên bản tiếp theo của dòng Call of Duty như thông báo của họ trên trang web của mình vào 19/6/2010. Tuy nhiên, sau khi một loạt các nhân viên cốt cán của Infinity Ward bỏ việc do bất đồng với Activision, Sledgehammer games được đem ra để giúp hoàn thành nốt dự án Call of Duty dang dở trước hạn cuối là tháng 11/2011.

Vào 9/2/2011 Activision thông báo sẽ dừng phát hành thương hiệu Guitar Hero dù vẫn đang là một game có lợi nhuận, trong quá trình sa thải khoảng 500 nhân viên. Cũng trong thời gian này Activision cũng ngừng việc phát triển game True Crime: Hong Kong, và hãng quay lại tập trung vào dịch vụ trực tuyến (gọi là BeachHead) cho đứa con cưng của mình Call of Duty. Vào thời điểm các thông báo này được đưa ra, báo cáo lợi nhuận quý 4/2010 của Activision thua lỗ khoảng 233 triệu USD.